Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Charles Goodyear


Con người và sự nghiệp


Charles Goodyear và phương pháp lưu hóa cao su (Phần 1)



Charles Goodyear và phương pháp lưu hóa cao su (Phần 2)





Tiểu sử của
Charles Googyear


         Charles Googyear được sinh ra vào ngày 29/12/1800 tại New Haven, Philadelphia, Mỹ. Chacủa ông Goodyear Amasa một người buôn bán ngũ kim là con cháu nối dõi cháu của  Stephen Goodyear người có liên hệ mật thiết với Theophilus Eaton, Thống đốc đầu tiên của thuộc địa Thanh giáo (Anh) tại New Haven . Do ảnh hưởng của cha mình và truyền thống dòng họ để lại nên từ nhỏ Charles đã để tâm trí của mình vào những việc nghiên cứu và phát minh, vì cha ông là một nhà tiên phong trong vấn đề xây dựng công nghệ sản xuất cốt lõi của nước Mỹ thời đó, đã có công phát minh những công nghệ tiên tiến thay thế những thứ còn lạc hậu và xúc tiến lao động ở các lĩnh vực trong giai đoạn chuyển tiếp mà nước Mỹ còn non trẻ. 
   Khi Charles được cha mình chuyển tới Naugatuck để sản xuất những nút ngọc trai đầu tiên tại Mỹ, thì ông  vốn là một cậu bé hiếu học đã trở nên người cộng tác và là bạn đồng hành thân thiết với cha mình trong công việc ( lúc đó công ty Goodyear đang sản xuất những nút kim loại cho Chính phủ Mỹ trong cuộc chiến tranh 1812). Vốn mộ đạo và là người có tâm hồn thanh khiết trong đạo giáo, ông đã sớm gia nhập các đoàn thể Tôn giáo của ông ngay khi mới 16 tuổi. Thời đó những hiệp hội đoàn thể này có những tiêu chí cung cấp và xây dựng cho cộng đồng những dịch vụ và các công việc hữu ích. Đó cũng là  con đường mở tốt nhất vì sau này khi ông lao tâm vào nghiên cứu, có nhiều người quen biết của ông trong các hội đoàn và cũng có những tinh thần nghiên cứu về các việc làm hữu ích trong xã hội như ông đã sẵn sàng giúp đỡ ông trong những lúc hoàn cảnh khó khăn...
    Năm 1816 ông đã lên Philadelphia để tìm hiểu thêm những vấn đề cốt lõi của công việc mà công ty cha ông đang xây dựng, hơn nữa ông cũng đã gần đủ tuổi để được thừa nhận trở thành đối tác kinh doanh thay mặt cho công ty cha ông để xúc tiến việc làm với những công ty có liên quan. Đến năm 1821 ông trở về Connecticut và nhập vào công ty đối tác kinh doanh với cha ông tại Naugatuck. Công ty làm ăn thịnh vượng một thời gian nhưng vào năm 1830 do vấn đề mở rộng đại tín dụng, đảo ngược các doanh nghiệp dẫn đến sự đình chỉ hoạt động của công ty ông đang làm. Đây cũng là bước đit khó khăn đầu tiên mà Goodyear gặp phải và năm 1834 ông đã bắt đầu quan tâm và nghiên cứu đến cao su. Bị thất bại liên tiếp ông đã phải vào tù vì mất khả năng thanh toán những món nợ lớn, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và như thế ông đã bị kẹt một thời gian trong nhà tù  ở Philadelphia.
    Ra khỏi tù đứng trước những khó khăn còn tồn đọng, không còn khả năng tìm công việc làm đủ để trả những món nợ lớn, cả gia đình ông đứng trước viễn cảnh nghèo đói không lối thoát... Nhưng với một niềm tin vào những điều kỳ diệu về cao su và khả năng sử dụng vô tận của chất liệu này trong tương lai, cộng với niềm tin tôn giáo ông đã  bắt tay vào làm việc. Ông đã đặt đối tượng cao su lên hàng đầu và khao khát khám phá cách sử dụng nó  một cách có hiệu quả, cố gắng biến đổi những thuộc tính của cao su trở nên hữu dụng mà ông biết chắc chắn nó sẽ rất có ích cho cộng đồng xã hội loài người sau này. Từ khi ra tù ông đã mở một cơ sở nghiên cứu cao su với những kinh nghiệm hiểu biết do trước đây và ngay cả khi còn trong tù ông đã khổ công tìm tòi .
     Khi bắt tay vào nghiên cứu cao su, Goodyear đã luôn tin tưởng vào ơn trên, ông luôn tin rằng mình được Thiên Chúa chọn để làm công việc này( nguyên văn). Với những trải nghiệm cay đắng lúc trong tù ông đã nói "Việc bị hành xác cũng là một thử nghiệm để sống và để đạt tới những ước vọng, con người sẽ trở nên vững vàng hơn trong cuộc sống, lấy lại được những lợi thế lâu dài và tự chứng minh với chính mình là: Với một lương tâm trong sáng, những mục đích cao cả, một người đàn ông chân chính vẫn có thể sống hạnh phúc trong bốn bức tường nhà tù cũng như trong những hoàn cảnh tương tự và cảm thấy mình ngang bằng với những kẻ may mắn nhất trong cuộc sống". Với tinh thần này đã tạo cho ông nghị lực và ông đã vượt qua những trở ngại , gian khổ cộng với những mất mát đau đớn trong cuộc sống mà trong mười mấy năm liên tiếp sau này ông sẽ phải trải qua!
   Được một điều là những thiết bị để làm thí nghiệm trên cao su của ông hồi đó không đắt tiền. Có lẽ do hoàn cảnh ông không có đủ điều kiện để mua sắm thêm thiết bị hoặc do tính cách làm việc của ông là không đòi hỏi sự cầu kỳ trong công việc. Chỉ bằng với đôi bàn tay ông đã tự thực nghiệm những kết quả tìm thấy. Ngay khi còn trong tù ông đã được một vài quan chức nhà tù cho phép và giúp đỡ ông một chiếc ghế và một bàn đá để có chỗ làm việc, một người bạn đã giúp ông vài Dollar để mua cao su, và người vợ của ông cũng đã bỏ một số tiền vào đó để giúp ông! Đó là sự khởi đầu cho tất cả.
    Trong nhiều năm sau đó ông đã nghiên cứu trên nhiều thí nghiệm, có những thí nghiệm mang tính chất khả quan nhưng cuối cùng lại cho ra những kết quả tồi tệ hơn dự kiến ban đầu. Đầu tiên ông đã thử bằng cách cho Magne vào nguyên liệu cao su và đun sôi với đá vôi, ông đã làm cho cao su bớt đi độ dính cố hữu một phần, đó là sự khắc phục mang tính hiệu quả cao đối với ông. Sau đó ông lại thực hiện được một số cao su trắng để trưng bày, và cũng đã viết một số bài viết để kiếm thêm tiền. Nhưng ngay sau đó ông đã gặp những thất bại làm tiêu tan đi những hy vọng của ông khi một số sản phẩm bị biến tính hoặc thiêu hủy do các chất Acid yếu và một vài chất như nước táo và giấm!
     Đến năm 1836, ông lại cảm thấy có một vài hy vọng lại đến khi nhận thấy các ứng dụng trên Acid Nitric và một số chất tương tự đã tạo ra một vài tương tác có hiệu quả tốt trên cao su và ngỡ mình đạt đích những bí mật về cao su. Ngay sau đó ông đã tìm được một đối tác có vốn và đã thuê lại một nhà máy sản xuất cao su đã bỏ hoang ở Staten Island. Nhưng một lần nữa số phận nghiệt ngã đã tạo cho Goodyear một con nợ mất khả năng thanh toán, khi mà toàn bộ tài sản đối tác của ông đã bị mất hoàn toàn do đợt khủng hoảng năm 1837. Không lâu sau, ông đã tìm được một đối tác mới là Nathaniel Hayward (1808-1865) người này đã từng là nhân viên của một nhà máy sản xuất cao su ở Ruxbory và đã thực hiện thí nghiệm lưu huỳnh trộn với cao su, Gooddyear mua lại ở Hayward bản quyền này nhưng quá trình sản xuất không hoàn hảo. Ở trong thời gian này ông nhận những đơn đặt hàng từ chính phủ là một số lượng lớn các túi gói thư. Việc này được công khai rộng rãi trong cả nước, nhưng do tiến độ giao hàng trễ các túi này đã bị mục nát phía bên trong vì cách xử lý cao su chưa hoàn chỉnh, vải cao su không chịu được nhiệt độ nóng, các túi này chỉ còn lại được những bề mặt là còn tốt! ( Thời đó, tại Mỹ những người đưa thư bằng ngựa hay các phương tiện khác phải chuyển những bức thư đi cả hàng ngàn cây số,  từ miền Đông nước Mỹ tới miền Tây mới khai hoang sau này,thời gian chuyển thư kéo dài đôi khi mất cả hàn tháng thư mới tới nơi. Do vậy những túi đựng để ngăn nước không phá hủy thư rất được quan tâm-DAT).
    Thất bại sau này đã là vốn liếng cuối cùng, tất cả bạn bè quan tâm tới ông cũng đã xa lánh. Chỉ còn lại những người thân, người vợ tận tụy khốn khó lúc nào cũng chung thủy của ông, cô đã lao động, giúp đỡ ông ,và chịu đựng tất cả ngay khi những lúc cô đã phải để cho con của mình nhịn đói đến trường...! Cô đã không bao giờ trách cứ chồng và luôn  tỏ ra tin tưởng những nghiên cứu của ông sẽ đi đến thành công vào một ngày nào đó. (Tôi nhận thấy có một câu nói rất đúng về trong trường hợp người phụ nữ này: "Thấp thoáng sau sự thành công của người đàn ông luôn luôn có bóng dáng của người phụ nữ"-DAT). 
      Trong hững lần đi tù về trong nhà không có tiền mua lương thực, các con ông đã phải đi lượm nhặt bất cứ thứ gì có thể ăn  mà chúng lượm được tại những cánh đồng quanh nhà. Hơn thế nữa, ông đã phải ngậm ngùi đi chôn đứa con trai bé nhỏ của mình chỉ mới ba tuổi, vì trong hoàn cảnh khó khăn vợ chồng ông đã không có tiền để đưa con mình chữa trị tại bệnh viện. Đám tang đã được những người láng giềng cho rằng chưa có cảnh tượng nào thê thảm hơn , khi ông đã không đủ tiền mua một chiếc hòm để chôn con mình. Tóm lại với sự hiền hòa, sống với nhau bằng cả tấm lòng như tất cả những người trong gia đình ông, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân của từng thành viên của gia đình để thực hiện sự quan tâm lo lắng công việc chung, kể cả trong những lần thất bại liên tiếp của ông là động lực lớn đưa ông đến những thành tựu to lớn cho nhân loại sau này.
    Đã nói về cái nghèo của Goodyear phải nhắc tới những câu chuyện mọi người đã từng nói về ông. Ông đã nghèo đến mức độ phải vay mượn từng thùng mì của láng giềng tốt bụng hoặc đôi khi may mắn được họ cho luôn. Một lần do phải di chuyển từ Staten Island sang New York, ông đã phải dùng chiếc dù của ông mang đưa cho người chủ tàu để thế vào chiếc vé mà ông không có tiền để mua. Có câu chuyện kể về ông rằng: Khi có một người hỏi thăm về  Goodyear,  thì người được hỏi trả lời rằng: " Nếu anh gặp một người đang ông đội mũ bằng cao su, đeo cặp táp, mặc  chiếc áo choàng và mang đôi ủng tất cả bằng cao su mà không có một xu dính túi thì đó chính là ông ta"
    Những thử nghiệm của Charles đã được chính ông minh chứng ngay khi ông tìm ra kết quả gì đó về cao su, mặc dù có những bí mật không thể công khai. Để mọi người tin vào những gì mình đã tìm ra, bằng cách lạc quan trước mặt bạn bè, ông sẵn sàng mang hoặc khoác những thứ gì bằng cao su mà ông mới làm ra  ngay trên mình. Ông đã để cho mọi người nhìn thấy và đánh giá lợi ích của cao su có thể mang lại cho con người, quan niệm của ông có lẽ là: trong nhiều người gặp gỡ ông , ít nhiều người trong số họ sẽ nhận thấy sự hữu hiệu của cao su do công trình ông nghiên cứu và có thể cùng cùng ý chí với ông để có thể làm công việc hữu ích này cho tất cả cộng đồng. Thật ra lúc đó có vẻ ông không quan tâm lắm về vấn đề tiền thu được nếu thành công. Ta có thể thấy rõ thái độ, quan điểm của ông về đồng tiền qua các bút tích sau này ông để lại. Ông đã có những kết luận cuối cùng về cao su, nhưng ai có thể còn tin ông  khi hậu quả của những lần thất bại trước đó còn hiển hiện trước mắt bằng sự nghèo đói, túng thiếu mà ông đang phơi bày trước mắt mọi người?
   Quay trở lại một chút với thành quả quan trọng nhất mà ông đạt được. Măc dù có thất bại  trong vấn đề cung cấp bao thư trước đây có nói tới, quá trình sử dụng Acid Nitric cho vào hỗn hợp cao su đã không giải quyết được vấn đề nhưng trong nhận xét của ông nó lại tạo cho ông thêm một bước tiến về phía trước. Vào năm 1839 môt việc xảy ra đã đưa ông đến thành công bất ngờ sau nhiều năm tháng dài lao tâm nghiên cứu ...Đó là một sự phát hiện tình cờ và lý thú, khởi đầu do một sự thiếu cẩn trọng đôi khi xảy ra trong công việc. Trong một lúc thực hành thí nghiệm ông đã vô tình để rơi miếng cao su có tẩm lưu huỳnh trên một miếng kim loại, mà lúc trước đó ông đun sôi nó trên bếp nấu ăn của vợ mình với mục đích để miếng cao su cứng lại. Tấm cao su ông tách ra khỏi miếng kim loai đang nóng đó trở nên biến màu, có độ dai và mất đi tính keo dính vẫn thường gặp, hơn nữa khi kéo dài hoặc giãn ra nó vẫni trở lại hình dạng ban đầu. Bài toán mà ông nghiên cứu bao năm nay đã có lời giải... Từ đây những bí ẩn từ dòng nhựa cao su tại các vùng nhiệt đới đã được khám phá! Và cũng bắt đầu mở một bước tiến lớn trong công nghệ cao su lưu hóa. Tuy vậy vẫn cần một thời gian để ông xác định công thức chính xác và nhiệt độ ấn định cho sản phẩm vừa được phát minh.
     Những thiệt hại cá nhân về phía Goodyear trong quá trình tìm tòi và khám phá để đưa đến thành công về sản xuất cao su đàn hồi ứng dụng cho sau này thật không nhỏ. Không kể hết những lần ông phải ngồi tù do thiếu thốn , những thất bại xẩy ra liên tiếp, sự khổ nhục của vợ con do đói nghèo, các con ông phải mặc cảm khi có có người cha tù tội...và những âm mưu toan tính để chiếm đoạt những gì mà ông tìm ra trong những năm tháng cơ cực mà ông đã phải trả giá. Tuy vậy nhưng hàng ngày ông vẫn cầu nguyện một cách nghiêm túc,rằng nếu có điều kiện ông đã đạt được kết quả sớm hơn để thế giới có thể hưởng thành quả này và không cảm thấy tiếc nuối về chuyện gì khi mọi viêc đã đạt kết quả như mong đợi.
    Có những điều mà chúng ta chưa cảm nhận được hết về con người tận tụy này. Đã nhiều lần ông phải sống nhờ vào lòng từ thiện của những người chung quanh, thông cảm khi thấy ông tuy quá túng thiếu nhưng vẫn nhiệt tình và say mê công việc. Đôi khi ông phải di chuyển chỗ ở nhiều khi những người hàng xóm không chịu nổi mùi cao su của ông nghiên cứu. Nhiều lúc quá khó khăn đến nỗi ông đã phải cầm cố thậm chí bán những vật dụng gia đình lẫn dụng cụ học tập của con cái, đã có khi vợ chồng con cái phải sống riêng mỗi người một ngả vì những chi phí thành phố đắt đỏ khiến ông không có điều kiện nuôi nấng gia đình và vợ ông cũng không có tiền để lên thành phố thăm ông và con. Đối với nhiều người họ có thể đánh giá ông là một người không có đầu óc thực tế hoặc sống thiếu trách nhiệm với vợ con, nhưng nếu tất cả những nhà nghiên cứu khoa học mà không có sự hy sinh như vậy thì thế giới không thể tiến bộ như ngày nay. Đây là bài học có rất nhiều ý nghĩa về cuộc sống, bằng chứng là đã rất nhiều người có công lớn với khoa học và nền văn minh nhân loại đã chết lần mòn trong cảnh nghèo túng bên cạnh những phát minh khoa học của mình. Không chỉ riêng những nhà khoa học mà còn có cả các văn nhân, họa sĩ, nhạc sĩ và thậm chí ngay cả các vị tổng thống, những con người nổi tiếng... ,nhiều người đến lúc chết mà nợ nần vẫn trả chưa xong!
     Những hành trình của ông trong những năm tháng đó cũng thực sự góp phần cho ta thấy nghị lực phi thường của ông. Có những lúc ông phải ở một mình trên các căn gác sát mái để có thể được ở miễn phí hoặc với giá rẻ, bên cạnh đó là những bữa ăn khiêm tốn với một dollar thùng bột mì cho cả nhà và một thùng cao su để ông làm thí nghiệm. Đôi khi ông phải xin phép để có thể sử dụng lò nướng trong các nhà máy sau giờ làm việc hoặc có thể phơi treo nhưng miếng cao su gần những van hơi nước khi mọi công việc trong nhà máy đã xong. Từ Wonburn năm 1939 lúc đã khám phá ra sự lưu hóa của cao su, ông đã phải đến Lynn và từ Lynn ông lại phải trở về nhà máy ở Roxbury, tiếp đó là những hành trình kéo dài suốt 5 năm qua các thành phố Woburn, Boston, Northampton, Springfield, Naugatuck...và nhiều nơi khác. Đôi khi ông không có tiền mua vé tàu, vé đường sắt, phải ngồi tù vì không có đủ  $5 trả tiền khách sạn khi đi tìm người bạn để kiếm sự trợ giúp, ông phải di chuyển qua những đồng ruộng , núi đồi đầy mưa tuyết trong thời tiết khắc nghiệt và tá túc trong các chuồng trại hẻo lánh với lòng từ thiện của những chủ nhân trang trại. 
     Cuối cùng Charles Goodyear đã nhận  bằng sáng chế của mình vào năm 1844. Những gì ông đã phát minh ra cũng có thay đổi sau này nhưng vẫn dựa trên nền tảng chất lưu hoá chính cho cao su  vẫn là lưu huỳnh. Ông cũng đã phát minh ra vải cao su Ấn Độ hoàn hảo bằng cách trộn chất sơ chung với cao su và được như là phát minh quan trọng kể từ ngày phát hiện sự lưu hóa của cao su.
    Trong năm 1852 Goodyear đã đi sang châu Âu , một chuyến đi rằng ông từ lâu đã lên kế hoạch, để gặp Thomas Hancock nhà phát minh vải cao su người Anh và sau đó là Charles Macintosh một công chức và cũng là  nhà phát minh vải cao su người Scotland và công ty của ông ta. Hancock tuyên bố đã phát minh ra lưu hóa cao su của mình là tự tìm ra chứ không sao chép lại của Goodyear như tin đồn, và ông đã nhận được một bằng sáng chế của Anh, bắt đầu vào năm 1843, nhưng đã hoàn thành vào năm 1844. Năm 1855, trong một vụ xử cuối cùng của ông tranh chấp bằng sáng chế với các đồng nghiệp cao su tiên phong Anh là Stephen Moulton và Thomas Hancock: Khi bằng sáng chế của Hancock đã được kiểm nghiệm với tuyên bố rằng Hancock đã sao chép Goodyear, nên Goodyear đã tham dự phiên tòa. Nếu Hancock bị thua kiện, Goodyear sẽ nhận được bằng sáng chế ứng dụng cao su lưu hóa của Anh cấp, điều đó cho phép Charles Goodyear yêu cầu bồi thường tiền bản quyền từ cả hai người Hancock và Moulton. Cả hai đã yêu cầu kiểm tra xác minh cao su lưu hoá của Goodyear năm 1842, nhưng một số nhà hóa học đã chứng minh rằng việc xác định không thể thực hiện  được bằng cách kiểm nghiệm các mẫu đó. Với kết luận đó trong vụ kiện này Hancock đã chiếm phần thắng. ( Trong những phát minh khoa học cũng thường hay xảy ra những chuyện tương tự, mặc dù ở hai phương trời xa cách cả ngàn dặm và trước đó không biết nhau...nhưng vẫn có những phát minh mà hai hoặc có khi cả  ba người cùng thành công trong cùng trong một thời điểm!)
          Vào năm 1855 trong lúc đi qua Pháp làm việc do một số vấn đề liên quan tới phát minh của ông, tại Pháp một công ty đã sản xuất theo tiến trình cao su lưu hóa của ông không thành công, lại thêm một lần nữa ông đã bị ở tù vì mắc nợ tại Paris! Một phần là do các công việc trên ông đã có tham gia và bị cho là quản lý không tốt để dẫn đến kết quả xấu, hơn nữa do những vụ kiện tụng kéo dài trước đó rất tốn kém và ông đã mất đi một số quyền lợi cho bản quyền phát minh của ông mà ông cho rằng mình có quyền được hưởng. Cho đến lúc qua đời vào năm 1860 ông đã có sáu mươi bằng sáng chế về sản xuất cao su. Ngay những năm sau đó nhờ những phát minh của ông các công việc đã được tạo ra cho 60.000 người, trị giá sản xuất hàng hóa đạt hàng năm lên đến 8 triệu Dollar Mỹ thời đó. Ông qua đời vào ngày 01/07/1860 tại New York khi đi thăm con gái.
       Goodyear còn sống được 16 năm sau khi nhận bằng phát minh về quá trình cao su lưu hóa. Sáu năm cuối đời ông vẫn đi lại và vẫn tiếp tục làm việc (mặc dù chứng bệnh gút vẫn hành hạ nhưng ông không phải đi nạng). Ông không quan tâm đến tiền, quan điểm cuối cùng về những thành quả đạt được là để cống hiến cho nhân loại và đó cũng là mục đích của đời ông. Và đã có nhiều người làm giầu trên những thành quả cảu ông đó trong lúc đó ông đã chết như một người nghèo.( Ông chết và để lại khoản nợ trên 200.000 dollar cho gia đình, nhưng với bản quyền được hưởng sau đó không những đã xóa những khoản nợ này và còn làm cho gia đình ông sung túc. Con trai ông Goodyear Jr cũng được thừa hưởng cái quý nhất của ông "Sáng tạo và tài năng" và sau này mở ra được 1 cơ sở nhỏ đóng giày, máy móc và thiết bị cho cao su).
    Ngày nay cao su thiên nhiên được trồng rất nhiều trên trái đất ở các vùng xích đạo. Trước đây Mỹ nhập khẩu gần như một nửa tổng sản lượng và còn phải sử dụng cao su tổng hợp rất nhiều từ dầu mỏ. Gần 300.000 người Mỹ kiếm được kế sinh nhai trong công việc sản xuất cao su. Sản xuất đạt  6 tỷ USD toàn giá trị sản phẩm.
    Trong cuốn sách của ông còn lưu giữ một bản sao đã được in trên tờ gumelastic và được đính trên một bản cao su cứng được chạm khắc, trên đó ông kết luận về triết lý sống của riêng mình:
"Người ta không nên có thái độ  phàn nàn khi cho rằng mình đã trồng cây, còn người khác thu hoạch quả."
"Những lợi thế của một nghề nghiệp trong cuộc sống không nên được ước tính hạn hẹp trên các tiêu chuẩn của dollar hoặc đồng cent, vì nó quá tầm thường"
" Con người thường cảm thấy tiếc nuối khi anh ta gieo và không có người khác gặt" 

Lời kết:  Các nhà phát minh tự thừa nhận rằng sự phát hiện của quá trình lưu hóa không phải là kết quả trực tiếp của các phương pháp khoa học , nhưng tuyên bố rằng đó không phải tình cờ. Thay vào đó nó là kết quả của ứng dụng và quan sát. ( Theo Wikipedia)
   Những sự kiện phát minh trong khoa học một cách bất ngờ và đưa đến thành công không phải là ngẫu nhiên hay tình cờ. Để được kết quả đó những người có công phát minh đã phải dựa trên sự tìm tòi, những phát kiến lẫn quan sát.
 Chúng ta còn nhớ những phát hiện lý thú trong khoa học đã trở thành phát minh quan trọng như 
- Định luật hấp dẫn của IsaacNewton
- Thuốc Penicilline do bác sĩ  Alexander Fleming phát hiện ra
- Vật liệu chống dính Teflon Polytetrafluoroethylene (PTFE)  do Roy J.Plunkett phát hiện ra
- Bảng tuần hoàn nguyên tố của Dmitri Ivanovich Mendeleev
- Sự phát hiện ra châu Mỹ của Cristoforo Colombo 
 Và còn rất nhiều phát minh quan trọng khác nữa cung được phát hiện do "tình cờ" như: 
    Đường hóa học; Thuốc nhuộm; Máy đo nhịp tim; Nhựa; Chất  phóng xạ...
   Thật ra những sự tình cờ đó không phải như ta nghĩ, các nhà khoa học đó cũng đã để tâm rất nhiều về các lĩnh vực trên và đã nhiên cứu trong thời gian dài và có nhiều phát kiến mới nhận biết được những sự thay đổi đó. Trong những truyện tôi đã đọc và học hồi còn nhỏ có  một câu chuyện rất lý thú về  Cristoforo Colombo  và tôi vẫn còn nhớ như in sau 40 năm. Câu chuyện như sau:
   Sau khi Colombo ( Kha Luân Bố theo phiên âm thời đó) tìm ra châu Mỹ trở về châu Âu , ông đã được gọi vào triều đình ban thưởng và cũng được mời đi dự tiệc rất nhiều nơi. Ở những nơi đông đúc đó đâu đâu người ta cũng bàn về chuyện ông đã tìm ra châu Mỹ. Có một lần trong một bữa tiệc một vị khách (có lẽ là đối thủ chính trị của ông) có mặt tại đó đã mỉa mai ông: " Châu Mỹ vẫn nằm đó, nếu ông Colombo không tìm ra ắt hẳn sau này vẫn có người khác tìm ra, có gì đâu mà quan trọng". Khi nghe câu nói đó Colombo rất bình thản, một lúc sau giữa bàn tiệc ông lấy ra một quả trứng đặt lên một cái đĩa trơn láng và hỏi mọi người có cách nào để dựng đứng quả trứng bằng đầu nhỏ  của nó trên mặt đĩa không? Mọi người trong bữa tiệc đều lay hoay để làm điều đó, nhưng dù tìm đủ mọi cách quả trứng vẫn không sao đứng được. Ông khách đã khiếm nhã với  Colombo kia cũng tham gia và làm cũng không xong, do cay cú ông ta nóng tính la lên: " Ông đố được mọi người thì chắc ông làm được hả? Hãy thử xem cho mọi người đều thấy?" Rất điềm tĩnh và nở một nụ cười trước đối thủ, Colombo cầm quả trứng lên đập nhẹ đầu nhỏ quả trứng cho dập vào cạnh bàn sau đó để quả trứng đứng thẳng trên đĩa, mọi người cười ồ. Lẽ ra xấu hổ vì bị kẻ mình tính hạ lại làm được điều mình thách thức, ông khách kia lại nói: "Tưởng gì chứ việc đó quá dễ ai làm mà chẳng được."
   Đến đây Colombo mới lên tiếng: " Ông nói đúng, những chuyện này rất dễ, ai làm cũng được. Cũng như chuyện tôi tìm ra châu Mỹ thôi! Điều quan trọng là ai có thể làm, chứ đừng để khi người khác làm được rồi mới nói dễ thì ai nói mà chẳng được".( Ý của ông muốn nói là "Lời nói phải đi đôi với việc làm" : Khi anh nói được mà làm không được thì anh là đồ vô dụng) Từ dó trở đi đến cuối bữa tiệc ông khách kia không còn dám nói gì nữa.
   Nếu một người mà không cố tìm hiểu một sự việc hay một vấn đề gì đó thì dù các sự kiện, hiện tượng có liên quan với sự việc, vấn đề đó có hiển hiện trước mắt của anh ta cả trăm lần thì anh ta cũng không chắc phát hiện ra điều gì mới mẻ.
    Cho nên trước những người đã có công phát minh cho khoa học thì ai cũng có sự tìm tòi khai phá riêng, rất đáng tôn trọng. Nhất là những người phải chịu đựng những hoàn cảnh nghiệt ngã như Charles Goodyear.
                     
                                                                                                                    Đặng Anh Tuấn
                                                                                                   Đọc và dịch nghĩa theo tài liệu nước ngoài
                                                                                                   Trong bài có tùy chỉnh để đọc cho dễ hiểu



Một người chỉ có lý do để hối tiếc khi anh ta gieo hạt và không ai gặt.
A man has cause for regret only when he sows and no one reaps. 
Không nên đánh giá cuộc sống chỉ bằng tiêu chuẩn của đồng đô và đồng xu.
Life should not be estimated exclusively by the standard of dollars and cents. 
Tôi không có ý muốn phàn nàn rằng tôi đã gieo trồng và người khác hái quả.
I am not disposed to complain that I have planted and others have gathered the fruits.






Tên tuổi những người thân của Charles Goodyear


Cha:      Amasa Goodyear                     Sinh  01/071772    Chết    19/08/1841
Mẹ :      Cynthia Bateman Goodyear
Em trai : Henry Bateman                        Sinh  1802
Em trai : Robert Goodyear                     Sinh  1803
Em gái  : Harriet Goodyear Tomlinson             1804
Em trai : Nelson Goodyear                     Sinh  1806
Em trai : Amasa Munson Goodyear        Sinh  1814            Chết 1841
Vợ        : Clartssa Beecher                                                  Chết Tháng 08/1824
Con gái : Ellen MP Goodyear  
Con gái : Cynthia Goodyear  
Con trai : Charles Goodyear, Jr
Con gái : Amelia P.Goodyear  
Con gái : Ann Goodyear 




Xem thêm những tài liệu phim ảnh ở đầu bài và các bài viết liên quan tại đây
Các sản phẩm tiên tiến đầu tiên của Goodyear được ứng dụng sau khi ông qua đời
(Công ty này được thành lập sau 38 ông qua đời và lấy tên ông vì sự kính trọng, Gia đình ông không có tham gia hoạt động của công ty này!) 

       The Goodyear Tire & Rubber



Goodyear's History (Part 1)



Goodyear's History (Part 2)






   
Lịch sử của Thương hiệu
   Công ty The Goodyear Tire & Rubber khởi lập năm 1898 khi Frank Seiberling mua nhà máy đầu tiên của công ty bằng tiền mượn của một người anh rể. Seiberling đã đặt tên công ty theo tên của nhà tiên phong can đảm Charles Goodyear, người khám phá ra phương pháp lưu hoá cao su. Seiberling cũng quyết định chọn biểu tượng bàn chân có cánh lấy cảm hứng từ bức tượng Mercury trong nhà ông. Mặc dù bị thay đổi qua nhiều năm, ngày nay biểu tượng ấy vẫn là biểu tượng nối kết với quá khứ của công ty.

Từ một công ty cao su nhỏ bé …

   Đó là một khởi đầu không hề dễ dàng. Cao su và bông vải đã phải vận chuyển từ nửa vòng trái đất, chở đến một tỉnh nằm sâu trong đất liền và chỉ có giao thông đường sắt rất hạn chế. Chỉ với 13 công nhân, Goodyear đã khởi nghiệp từ các sản phẩm xe đạp và xe chở hàng, miếng đế móng ngựa, các con cờ poker. Chỉ sau một tháng kinh doanh khởi nghiệp, số bán tăng đến 8.246 đô la Mỹ.
   Kể từ khi chiếc lốp xe đạp đầu tiên xuất xưởng năm 1898, Goodyear đã vượt lên trở thành nhà sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới, danh hiệu mà Goodyear đạt được năm 1916 sau khi chọn cho mình câu khẩu hiệu “Người tiêu dùng sử dụng lốp Goodyear nhiều hơn bất kỳ nhãn hiệu nào khác” . Chỉ mười năm sau, 1926, Goodyear lại trở thành công ty cao su lớn nhất thế giới.
   Những tháng năm đầu đầy kỳ tích này đã tạo dựng nên nhạc điệu hứng khởi được nghe thấy trong mọi lĩnh vực hoạt động cũng như trong quan hệ của Goodyear với các khách hàng đối tác của mình.

… cho tới một thương hiệu toàn cầu

  Này nay khi nhìn vào thương hiệu toàn cầu của Goodyear, với hàng nghìn những sáng tạo cách tân đột phá, phát minh mới, những cải tiến đầu tiên và mở đường, bạn nhận ra nơi đó hình ảnh của ý chí đổi mới, lòng can đảm, óc thực tiễn của những người đã sáng lập ra Goodyear. Ngày nay đó là công ty lốp lớn hàng đầu của thế giới, có mặt trên khắp sáu châu lục. Ngoài vỏ lốp thương hiệu Goodyear, nó cũng có những nhãn hiệu sản phẩm có tiếng như Dunlop, Kelly, Fulda, Lee, Sava và Deciba; bên cạnh đó, mảng kinh doanh ngoài lốp xe của Goodyear còn cung cấp các sản phẩm cao su và polymer phục vụ các ngành ô tô và thị trường công nghiệp khác.

  Cách tân

   Đổi mới - dòng chảy liên tục của các ý tưởng sáng tạo mới, sản phẩm và nguyên vật liệu - đã luôn luôn là cốt lõi cho các hoạt động kinh doanh của Goodyear. Công ty đã thành lập và phát triển một cơ sở nghiên cứu lớn có từ năm 1943, mà sau đó đã được tặng thưởng hàng ngàn bằng sáng chế. Các phát minh quan trọng của khoa học gia và kỹ sư ở Goodyear đã được sử dụng không chỉ trong lốp xe và các sản phẩm ô tô, mà còn trong kỹ thuật tim nhân tạo, khớp nối, chất kết dính, cỏ nhân tạo cho sân chơi và bao bì thực phẩm, chỉ là để đơn cử vài ứng dụng.

Ngành nghiên cứu mũi nhọn

Trung tâm Nghiên cứu Goodyear, là góc sân học tập đã đào tạo nên Paul Flory, một nhà khoa học đạt giải thưởng Nobel trong lĩnh vực polymer. Hai nhà nghiên cứu khác của Goodyear cũng đã được trao tặng Huân chương Goodyear, giải thưởng cao nhất của Cục Cao su thuộc Hội Hoá học Hoa Kỳ, nhằm tôn vinh các nhà khoa học và kỹ sư có những sáng kiến xuất sắc nổi bật.

  Các lĩnh vực ngoài Cao su

   Ngày nay các nhà nghiên cứu khoa học và kỹ sư của Goodyear từ khắp nơi trên thế giới đang tiếp tục làm việc ở những lĩnh vực mũi nhọn của khoa học về cao su và các chất polymer. Họ được phân ngành để hình thành các bộ môn chuyên sâu trong từng lĩnh vực khác nhau như khoa học máy tính, vật lý, toán học, cơ học kỹ thuật, luyện kim và các bộ môn khác để sáng tạo ra hàng loạt các vật liệu mới và quy trình độc đáo.
1898 Frank Seilberling thành lập công ty “The Goodyear Tire and Rubber Company” và đã chọn cái tên "Goodyear" để vinh danh Charles Goodyear.

1908 Mẫu xe-T của Henry Ford, được lắp lốp Goodyear, tạo nên một sự xôn xao trong người tiêu dùng trung lưu, khiến số người đăng ký mua xe tăng vọt.

1964 Sử dụng lốp Goodyear, Craig Breedlove đã trở thành người đầu tiên đạt tới tốc độ 600 dặm (960km) /giờ.

1969 Phân bộ Hàng không của Goodyear (Goodyear Aerospace) đã hỗ trợ trong việc đưa người lên Mặt trăng và đưa họ an toàn trở về trái đất.

1971 Lốp Goodyear trở thành bánh xe đầu tiên lăn trên Mặt trăng


1992 Thiết kế Goodyear Aquatreds đầy tinh thần cách tân đã thành công vang dội trong người tiêu dùng và lĩnh vực thiết kế sáng tạo.

1998 Goodyear mừng sinh nhật lấn thứ 100 của mình


 2001 Goodyear tung ra Công nghệ Trinuum, là sự tích hợp sáng tạo của ba trung tâm kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, gồm châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

 2003 Goodyear đứng lên đỉnh cao của kỹ thuật đua xe, thắng hầu hết các giải trong cả hai loại hình chuyên nghiệp và phổ thông trong các cuộc đua Hot Rod trong nước và quốc tế.

 2004 Đánh dấu kỷ niệm 50 năm Goodyear tham gia NASCAR, với tư cách là nhà bảo trợ lâu năm nhất của môn thể thao này

2005 Công nghệ RunOnFlat
Là công nghệ mũi nhọn, kỹ thuật sản xuất RunOnFlat vẫn đang phát triển tiếp diễn. trong khi hệ thống cơ bản, gồm vỏ lốp gia cường kết hợp với kỹ thuật TPMS (theo dõi áp suất lốp bằng điện tử), được phát triển, thử nghiệm và hiện nay có mặt trên thị trường, và vẫn còn hứa hẹn nhiều cải tiến kỹ thuật trong tương lai rất gần.
Source [Goodyear]


2 nhận xét: